thitruongdautu.net – Quỹ ETFs vàng (Gold exchange-traded funds) luôn được nhiều nhà giao dịch xem là một kênh đầu tư vỗ cùng hấp dẫn, bởi những chiến lược kinh doanh đơn giản mà nó mang lại. Các quỹ ETFs vàng này, luôn có tính thanh khoản cực lớn, khi nhà giao dịch nắm giữ cổ phiếu của quỹ ETFs, nó không có thời gian hết hạn. Đây được xem là một ưu điểm của quỹ ETFs, khác với hợp đồng tương lai Gold Futures. Trong bài viết hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về quỹ ETFs, cũng như các chiến lược đầu tư vàng qua quỹ ETFs hiệu quả.
Quỹ đầu tư ETFs vàng là gì?
Quỹ ETFs vàng (quỹ hoán đổi danh mục vàng) là một loại quỹ hoán đổi danh mục hàng hóa chỉ bao gồm duy nhất một loại tài sản đó là vàng. Ngoài ra, ETFs vàng còn bao gồm hợp đồng phái sinh vàng.
Các quỹ ETFs vàng hoạt động như một loại tài sản phòng thủ tương tự như trái phiếu và nhiều nhà đầu tư sử dụng quỹ ETFs vàng để chống lại sự gián đoạn kinh tế và chính trị, cũng như các tranh chấp tiền tệ.
- Nếu danh mục đầu tư của các nhà giao dịch bao gồm những tài sản có tính rủi ro cao, đi kèm với sự giảm giá của đồng đô la Mỹ thì việc đầu tư vào quỹ ETFs vàng có thể giúp nhà giao dịch phòng ngừa rủi ro đó. Bởi vàng có xu hướng tăng khi đồng đô la yếu
- Quỹ ETFs vàng cũng có thể được sử dụng để phòng ngừa rủi ro liên quan đến vàng vật chất hoặc với sự biến động của vàng. Nếu một nhà đầu tư đã tăng rủi ro cho tài sản danh mục đầu tư của mình khi giá vàng tăng, việc sở hữu cổ phần trong quỹ ETF vàng có thể giúp giảm rủi ro liên quan đến tài sản đó.
- Hoặc nếu sau khi phân tích, nhà giao dịch nhận thấy nên bán khống vàng, đầu tư vào một quỹ ETFs vàng nghịch đảo có thể là một cách đơn giản để hưởng lợi từ giá vàng giảm.
Cơ chế hoạt động của quỹ ETFs vàng
ETFs vàng được hình thành từ việc các nhà đầu tư được huy động góp vàng vật chất vào một quỹ chung. Việc huy động vàng để lập quỹ thực hiện theo cơ chế hoán đổi. Trong đó, nhà đầu tư sẽ chuyển vàng vật chất vào quỹ và nhận lại chứng chỉ quỹ ETF vàng.
Cấu trúc vận hành quỹ bao gồm các tổ chức sau:
- Công ty quản lý quỹ: sẽ đăng ký giấy phép quỹ ETF vàng theo quy định của pháp luật, đồng thời thực hiện xác định giá trị tài sản. Sau đó, tổ chức này phải phát hành chứng chỉ quỹ dựa trên lượng vàng huy động được và thu hồi chứng chỉ quỹ đáp ứng các lệnh mua/bán của nhà đầu tư.
- Ngân hàng: giám sát, thực hiện chức năng lưu kho vàng huy động từ các nhà đầu tư. Song song đó, ngân hàng cũng thực hiện chức quản trị quỹ, phát hành và thu hồi chứng chỉ quỹ theo chỉ thị của các công ty quản lý quỹ.
- Sáng lập viên của quỹ: là tổ chức có giấy phép kinh doanh vàng do Ngân hàng Nhà nước cấp. Sáng lập viên phải đảm bảo sự chênh lệch giá vàng trong nước (thể hiện qua giá chứng chỉ ETF vàng) và giá vàng quốc tế (thể hiện qua giá trị ròng của quỹ ETF) không quá nhiều, thông qua cơ chế xuất/nhập khẩu vàng. Ngoài ra, sáng lập viên cũng có vai trò thẩm định chất lượng vàng được huy động từ các nhà đầu tư, đáp ứng các tiêu chí của quỹ trước khi chuyển vàng vào quỹ.
- Thành viên lập quỹ: là các công ty chứng khoán. Các công ty này sẽ cung cấp dịch vụ môi giới trong giao dịch hoán đổi từ vàng thành chứng chỉ ETF vàng của các nhà đầu tư và ngược lại. Không chỉ vậy, thành viên lập quỹ cũng có thể tự mua vàng rồi đổi thành chứng chỉ ETF vàng và ngược lại.
Các quỹ ETF vàng phổ biến nhất
Một số đại diện cho quỹ ETFs vàng nổi tiếng trên thị trường:
- Quỹ Vàng SPDR (GLD – SPDR Gold Trust ETF)
- Quỹ Vàng iShares (IAU – iShares Gold Trust ETF)
- Quỹ Vàng Invesco (DGL – Invesco DB Gold ETF)
Tham khảo:
Một số quỹ đầu tư khác: quỹ ủy thác Gold Trust và quỹ tương hỗ Mutual Funds, bên cạnh quỹ ETFs vàng, các nhà đầu tư còn có hai lựa chọn khác để đầu tư vàng một cách gián tiếp.
Quỹ quỹ thác vàng Gold Trust gồm: quỹ SPDR Gold Trust (GLD) và iShares Gold Trust (IAU) nổi tiếng, vừa là quỹ tín thác vừa được gọi là các ETFs. Những quỹ này sở hữu vàng vật chất, có giao dịch rất sôi động, và có tính thanh khoản cao, với hơn 5 triệu cổ phiếu giao dịch mỗi ngày.
Quỹ tương hỗ Mutual Funds: đầu tư bằng cách theo dõi giá vàng, do đó những quỹ này thường đầu tư vào công ty khai thác vàng. Điểm khác biệt giữa quỹ ETFs và Mutual Funds chính là biểu phí và quỹ tương hỗ sẽ dao động với thị trường và giá trị của công ty, còn quỹ ETFs thì giao động tương tự với giá trị của vàng.
Chiến lược giao dịch vàng thông qua quỹ ETFs vàng
Tham khảo thêm:
Thời điểm nên giao dịch
Chiến lược Day Trading luôn đi kèm với những biến động giá. Những biến động giá thường xuyên cộng với thanh khoản khổng lồ sẽ tạo ra lợi nhuận (và cũng có thể thua lỗ) lớn trong thời gian ngắn.
Nhà đầu tư nên tập trung vào các Gold Trusts và ETFs khi giá trong ngày dao động ít nhất 2%. Sử dụng chỉ báo ATR (Average True Range) 14 ngày trên biểu đồ hàng ngày trong phần mềm đầu tư, sau đó lấy (ATR chia cho giá hiện tại của ETF)*100. Nếu số này nhỏ hơn 2% thì thị trường không lý thưởng với Day Trading.
Các quỹ Gold Miner và Junior Gold Miner ETFs thường dao động mạnh hơn các Gold Trusts. Khi giá Vàng ổn định, Gold Miners có thể cung cấp các cơ hội tốt để giao dịch bởi vì những biến động trong ngày của chúng rất lớn.
Quan tâm đến xu hướng thị trường
Nếu Gold Trust đang biến động hơn 2% một ngày, thì các nhà đầu tư nên tập trung vào nó. Nếu quỹ tín thác biến động dưới 2%, thì hãy giao dịch một trong các gold-miner ETFs. Ngược lại, nếu nó biến động trên 2%.
Các giao dịch cần đi theo xu hướng chính như:
- Trong xu hướng tăng, giá sẽ tăng cao hơn, và nhà đầu tư cần phải tìm thời điểm gia nhập khi giá pullback và tại thời điểm pullback, giá sẽ dừng ít nhất 2 hoặc 3 thanh giá.
- Tương tự với xu hướng giảm giá: giá sẽ đi chậm lại và nhà đầu tư tìm kiếm thời điểm gia nhập khi giá pullback.
Giá dừng lại, nhà đầu tư sẽ bán khống khi giá phá vỡ mức thấp, đây là mức giá mà tại đó, tất cả mọi người đều cho rằng giá sẽ còn tiếp tục giảm.
- Điểm dừng phải ở mức cao hơn so với mức trước đó. Nếu điều này không xảy ra, nghĩa là xu hướng giảm giá có thể không còn mạnh và chiến lược Day trading không thể áp dụng trong trường hợp này.
Stop loss và Take profit
Chiến lược kinh doanh vàng Day-Trading là hệ thống nắm bắt được xu hướng biến động của các gold ETFs và gold trusts. Khi thị trường có những biến động lơn, điều này sẽ rất lý tưởng. Nếu không, xu hướng có nhiều khả năng sẽ mất động lực và không đạt tới mục tiêu lợi nhuận.
Mục tiêu lợi nhuận dựa trên các mức độ rủi ro. Khi biến động hằng ngày ở gần 2% thì mục tiêu lợi nhuận gấp hai lần rủi ro. Khi biến động đạt tới 4% thì xu hướng mạnh diễn ra, mục tiêu lợi nhuận là ba hay bốn lần rủi ro.
Nhà đầu tư cần di chuyển điểm dừng lỗ dưới mức thấp mới khi chúng hình thành trong xu hướng dài hạn hoặc di chuyển trên mức cao khi xu hướng giảm giá hình thành. Điểm dừng lỗ có thể di chuyển cùng với xu hướng với trailing stop để giảm thiểu thua lỗ khi xu hướng đổi chiều.
Ưu và nhược điểm khi đầu tư quỹ ETFs vàng
Ưu điểm:
- Đảm bảo được chất lượng của vàng.
- Giúp nhà đầu tư hạn chế rủi ro đến từ những biến động thị trường.
- Tính thanh khoản cao, chứng chỉ quỹ niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán.
- Mức chênh lệch so với quốc tế thấp hơn.
- Phương thức giao dịch thuận tiện, có thể giao dịch trực tuyến giúp các nhà đầu tư nhỏ lẻ dễ dàng tiếp cận.
- Hạn chế được sự cố ngoài ý muốn như mất cắp vì được quản lý bởi các tổ chức quản lý quỹ.
Nhược điểm
- Có thể hứng chịu rủi ro đến từ các công ty quản lý quỹ, thành viên lập quỹ. Do đó, nhà đầu tư phải thật sự sáng suốt và chọn công ty quản lý quỹ uy tín.
- Không những thế, một số trường hợp ở một vài quốc gia, quỹ ETFs vàng không được giảm thuế thu nhập như các quỹ ETFs khác. Vì vậy, nhà đầu tư vàng cũng cần tìm hiểu kĩ kênh đầu tư này với quy định của quốc gia mình cư trú.