False break là gì? Cách phản ứng với loại bẫy giá này như một chuyên gia

0 comment 59 lượt xem

Cũng giống như những thị trường khác, thị trường Forex có rất nhiều bẫy giá khác nhau mà các nhà giao dịch cần quan tâm và học hỏi để tránh bị va phải. Một trong số đó chính là bẫy False break, đây là một trong những loại bẫy mà các trader thường gặp nhất trong quá trình giao dịch của mình, nó có thể sẽ làm nhà giao dịch bị mất một khoảng tiền vào tay các nhà đầu tư chuyên nghiệp khác. Do đó, hãy tìm hiểu về False break, hiểu lý do nào khiến chiếc bẫy này xuất hiện và cách giao dịch với nó. Hãy cùng thitruongdautu.net theo dõi bài viết hôm nay nhé.

Chắc hẳn đã có một số lần các trader vừa vào lệnh và cho rằng mình đang thực hiện ở một mức giá hợp lý và thị trường đang đi theo hướng mình nghĩ, thì bỗng dưng giá quay đầu và chạy ngược lại. Hay những lúc giao dịch theo phương pháp Break out thì lại bị dính Stop Loss. Đây là một trong hai trường hợp mà bất kỳ một trader nào cũng có thể gặp phải.

Và lúc đó, các nhà giao dịch sẽ nhận ra rằng, tín hiệu False break – tín hiệu cản phá giả, xảy ra trong suốt quá trình này. Tín hiệu False break là kết quả của “ Tâm lý bầy đàn” làm cho các trader mua ở đỉnh và bán tại đáy.  Nếu là một nhà giao dịch theo phương pháp Price action – Hành động giá, thì trader sẽ có một vị trí độc nhất để tận dụng được lợi thế của False breaks và “Tâm lý bầy đàn” yếu mà nhiều trader nghiệp dư đang có.

False break là gì?

False break có thể được xem như là một điểm “lừa dối” của thị trường, giá sẽ tiếp cận lại một mức nào đó và phá qua nó, nhưng không giữ được mà phải quay ngược trở lại. Hay hiểu theo cách đơn giản, thị trường sẽ không đóng cửa được qua khỏi mức giá đó khi kiểm tra. Đây có thể xem là một bằng chứng đáng tin cậy cho xu hướng thị trường sắp tới, mà các nhà giao dịch cần quan tâm để có thể tận dụng được lợi thế của nó thay vì trở thành nạn nhân của nó.

Ví dụ về False Break tại một Key level của thị trường:

False break là gì?

Một sự đảo chiều mạnh theo hướng ngược lại được tạo ra khi giá di chuyển và cho thấy rõ thị trường đã đi theo một hướng và các Big Boy sẽ tăng thanh khoản các vị thế của mình.

Thực tế, những kịch bản này thường diễn ra trong thị trường có xu hướng bắt đầu mở rộng ra và ngay trước khi giá hồi về tại counter-trend, hoặc tại các mức Hỗ trợ/Kháng cự mạnh hoặc Breakout trong lúc tích lũy (consolidate) thì các trader lại bắt đầu tham gia vào thị trường. Tâm lý đám đông làm cho trader tham gia vào thị trường, với tâm lý “cảm thất an toàn thì đặt lệnh” mà không có một kế hoạch hay suy đoán nào. Tuy nhiên, đó lại không phải là một thị trường hấp dẫn, và nhiều nhà giao dịch đã bị lừa bởi thị trường trông có vẻ đang rất mạnh hoặc rất yếu, nên suy nghĩ của họ lúc này rất đơn giản, chỉ tham gia mà không suy nghĩ gì nhiều, mà không nhận biết được rằng, sự thật của thị trường là luôn lên xuống và nó không bao giờ di chuyển theo một đường thẳng trong khoảng thời gian dài.

Bản chất và lợi thế của False break

Trong thị trường Forex, thường có hai kiểu trader, chính là Pull back và Break out.

Đối với Pull back trader, họ sẽ vào lệnh tại cuối con sóng hồi, có nghĩa là khi giá hồi lại trong xu hướng tăng tiếp cận một hỗ trợ, Pull back trader sẽ tìm cách mua lên. Ngược lại họ sẽ bán xuống khi giá tiếp cận kháng cự trong xu hướng giảm.

Với Break out trader, họ sẽ vào lệnh ngược lại với Pull back trader: mua khi giá phá vỡ kháng cự, hay bán khi giá phá vỡ hỗ trợ. Lợi thế của nhà giao dịch theo phong cách này đến từ việc khi giá tiếp cận hỗ trợ kháng cự, giá không đảo chiều mà phá vỡ luôn xong đi tiếp mạnh theo hướng phá vỡ đó.

Còn False Break trader là thuộc dạng giữa 2 kiểu trader trên. Giá hồi xuống chạm hỗ trợ, phá vỡ luôn hỗ trợ nhưng lại không giảm xuống quá sâu, sau đó nhanh chóng đảo chiều sang tăng. False break trader mong muốn bắt được cú tăng trong các trường hợp thế này.

Như vậy tín hiệu cản phá giả cần có 2 yếu tố: sự phá vỡ + sự quay đầu sau phá vỡ. Thiếu một trong hai yếu tố trên thì không thể hình thành tín hiệu này.

Tín hiệu cản phá giả có thể là một hay nhiều nến: về bản chất vẫn là sự phá vỡ rồi quay đầu của giá, nên một hay nhiều nến cũng đều giống nhau.

Ý nghĩa của False break

Sự phá vỡ xảy ra tại các khu vực kháng cự và hỗ trợ. Các khu vực này có thể là các đường nằm theo phương ngang, hoặc các đường xu hướng hay cũng có thể là các đường trung bình động. Khi giá phá qua các mức kháng cự hoặc hỗ trợ này và đóng cửa tại đó được xem là một sự đột phá thành công, sau đó tiếp tục di chuyển theo hướng mà nó vừa phá vỡ.

Tín hiệu cản phá giả thì ngược lại, khi giá phá qua khỏi các mức hỗ trợ hay kháng cự thì nó không thể tiếp tục đà di chuyển mà sẽ nhanh chóng quay đầu đảo chiều trong phạm vi của hỗ trợ và kháng cự trước khi kết thúc phiên.

Dựa vào những đặc điểm trên, có thể nhận thấy False break cho biết thị trường không có đủ lực mua để tiếp tục đẩy giá lên trên mức kháng cự, hoặc không đủ lực bán để khiến giá giảm tiếp ra khỏi mức hỗ trợ.

Khi False break hình thành, các nhà giao dịch có thể tìm kiếm một cơ hội đảo ngược lại với tín hiệu cản phá giả. Còn đối với những trader đã va phải bẫy False break, họ có thể chọn thoát khỏi vị thế của mình ngay nếu trước đó đã vội vàng vào lệnh với hy vọng breakout diễn ra thành công, càng thoát sớm họ sẽ càng hạn chế được mức thua lỗ phải chịu.

Bài học lớn về False Break trong lịch sử

Nhà đầu tư nổi tiếng thế giới – “huyền thoại bán khống ” George Soros đã bán khống đồng Bảng Anh và hạ knock-out Ngân hàng Anh – The Bank of England (16/9/1992), và biểu đồ cho thấy một tín hiệu False break rất lớn. Giá đã break lên cao và sau đó bị đẩy mạnh xuống dưới, các nhà giao dịch có thể nhận thấy đó chính là mẫu hình Fakey điển hình, và đây chính là bằng chứng rõ ràng nhất cho thấy Price Action đã áp dụng và có hiệu quả hàng thập kỷ nay.

Bài học lớn về False Break trong lịch sử

Tham khảo thêm:

Phân biệt Breakout và False break

Khi phân biệt Breakout và False break, các nhà đầu tư hãy quan tâm đến khối lượng giao dịch. Khi sự phá vỡ thực sự xảy ra, khối lượng giao dịch đi kèm thường sẽ tăng mạnh thể hiện động lượng của thị trường, nhưng điều này không phải lúc nào cũng xảy ra. Thay vì tập trung vào tìm kiếm những Breakout nào là giả, thì các nhà giao dịch hãy chọn một cách an toàn hơn, chính là kiên nhẫn chờ đợi. Đừng hành động vội vàng khi vừa thấy giá phá vỡ qua hỗ trợ hoặc kháng cự, mà hãy kiên nhẫn đợi cho cây nến hiện tại đóng cửa.

Lưu ý:

  • Các nhà giao dịch nên sử dụng khung thời gian hàng ngày, và chờ ngày giao dịch đó kết thúc, đồng thời xem xét rằng cây nến có thực sự đóng cửa ngoài phạm vi kháng cự hoặc hỗ trợ hay không. Nếu giá phá ra khỏi các mức này và đóng cửa với râu nến ngắn, thì có nhiều khả năng là Breakout, còn ngược lại thì rất có thể đó là False break.
  • Khi False breakout xảy ra không có nghĩa là giá chắc chắn sẽ quay đầu. Đôi khi, nhà giao dịch có thể thấy một tín hiệu cản phá giả khiến giá đảo chiều trong phạm vi kháng cự hoặc hỗ trợ, tuy nhiên nó chỉ đảo chiều một chút rồi lại nhanh chóng quay lại theo hướng Breakout, và Breakout thực sự xảy ra.

Các nhà đầu tư hãy kiên nhẫn chờ đợi các tín hiệu đáng tin cậy, thay vì vội vàng giao dịch. Còn nếu nhà đầu tư đã chắc chắn False break thực sự diễn ra, thì có thể thực hiện một giao dịch đảo chiều theo hướng ngược lại với sự phá vỡ giả ban đầu. Cơ hội sẽ là rất lớn với những xu hướng mạnh mẽ và dài hạn có thể diễn ra sau một cú False break.

Các trường hợp False break xảy ra

False break dạng Bull trap và Bear trap tại các khu vực key level

False break Bull trap hay Bear trap xảy ra khi giá di chuyển mạnh và tiến tới các mức cản quan trọng. Nó bao gồm 1-4 cây nến tại các mức cản trong thị trường có xu hướng hoặc thị trường sideway.

False break dạng Bull trap và Bear trap tại các khu vực key level

False break Bull trap hay Bear trap trong thị trường đang có động lượng mạnh, sẽ khiến cho các nhà giao dịch có xu hướng tin rằng mức cản đó sẽ thực sự bị phá, nên nhanh chóng thực hiện các giao dịch theo hướng Breakout và rất dễ mắc phải cạm bẫy này.

  • Bull trap hình thành khi giá tăng mạnh ở mức kháng cự khiến cho các nhà giao dịch vội vàng vào lệnh mua. Nhưng sau khi phá khỏi mức cản, các ngân hàng hay tổ chức tài chính lớn đã can thiệp và khiến cho thị trường quay đầu giảm trở lại, để lại sự thua lỗ cho các nhà đầu tư nhỏ lẻ.
  • Bear trap được hình thành tại các mức hỗ trợ với động lượng mạnh, khiến cho các nhà giao dịch vội vàng tham gia với các lệnh bán vì hy vọng giá sẽ phá hỗ trợ và giảm sau. Sau đó tình huống tương tự diễn ra khi các ngân hàng can thiệp khiến cho giá tăng trở lại.

False break khi giá tích lũy

False break khi giá tích lũy hoặc trong range giá xảy ra rất phổ biến. Nhà giao dịch sẽ có suy nghĩ rằng giá đang trong range thì sắp breakout rồi và dễ dàng rơi vào bẫy, cho tới khi thấy nó đảo chiều trở lại range đó.

Để tránh được bẫy này, các nhà giao dịch hãy đợi cho tới khi nó đã đóng của bên ngoài range trên chart daily, sau đó tìm kiếm tín hiệu Price Action để vào lệnh cùng chiều với hướng của nó khi Breakout.

False break khi giá tích lũy

Fakey’s (inside bar false-breaks)

Fakey là mẫu hình Price Action đòi hỏi False break của Inside Bar. Do đó, một khi đã có một mẫu hình Inside Bar, nhà giao dịch có thể chờ tín hiệu False Break của nó. Dưới đây là hình minh họa của 2 mẫu hình Fakey, chú ý một cái có sự xuất hiện của Pin bar, đó chỉ là 2 loại cơ bản trong mẫu hình Fakey.

Fakey’s (inside bar false-breaks)

False-Break có thể tạo nên một sự đổi hướng dài hạn

Mức đóng cửa là mức quan trọng nhất của ngày, do đó các nhà giao dịch cần suy nghĩ xem giá đang có phản ứng như thế nào, giá đóng cửa sẽ là bao nhiêu và quan tâm đến bóng nến xảy ra tại mức cản của thị trường. Nếu giá thất bại trong việc đóng của bên trên mức cản mạnh đó, đó là tín hiệu False Break, và nó có thể dẫn tới một sự hồi về mạnh hoặc đổi hướng thị trường.

Ví dụ dưới đây là ví dụ của False Break trên EUR/USD daily dẫn tới xu hướng giảm dài hạn

False-Break có thể tạo nên một sự đổi hướng dài hạn

Tổng kết

Nhìn chung, tín hiệu cản phá giá sẽ xảy ra ở những thị trường có xu hướng, trong biên và ngược xu hướng. Do đó các nhà đầu tư cần nhận biết được tín hiệu False break và tránh khỏi cạm bẫy này. Bởi khi va phải bẫy, tiền của trader rất có thể sẽ bay đến một nhà đầu tư khác, và cách tốt nhất để thoát khỏi no một cách hiệu quả chính là chờ tín hiệu cản phá giả ngược xu hướng rõ ràng từ một ngưỡng cản hoặc hỗ trợ quan trọng. Hãy nhớ rằng, sự kiên nhẫn luôn là quan trọng nhất và đừng hành động vội vàng khi cơ hội chưa thực sự đến.

[sc name=”internallink” ][/sc]