Phương pháp Wyckoff là gì – Cách vận dụng sơ đồ Wyckoff vào giao dịch

0 comment 125 lượt xem

Phương pháp Wyckoff là một trong những phương pháp phân tích thị trường hiệu quả. Phương pháp này không chỉ là một chỉ báo kỹ thuật, mà nó còn bao gồm nhiều lý thuyết, nguyên tắc và kỹ thuật giao dịch, giúp nhà đầu tư thay vì hoạt động theo cảm tính thì sẽ quyết định và lựa chọn mọi thứ theo chiến lược của mình. Vậy phương pháp Wyckoff là gì? Làm sao để vận dụng sơ đồ theo phong cách Wyckoff một cách hiệu quả? Hãy cùng thitruongdautu.net tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé.

Phương pháp Wyckoff là gì?

Phương pháp Wyckoff là gì?

Phương pháp Wyckoff bao gồm rất nhiều quy luật, nguyên tắc và kỹ thuật giao dịch được thiết kế nhằm giúp nhà đầu tư đánh giá tổng thể thị trường, tìm ra những cổ phiếu có lợi nhuận tiềm năng và xác định mục tiêu giao dịch.

Đã có rất nhiều phương pháp và mô hình giao dịch ra đời, dựa vào nền tảng của phương pháp Wyckoff. Trong đó phải kể đến mô hình Spring and Upthrust và phương pháp VSA (Phân tích khối lượng và giá). Đây là hai phương pháp và mô hình nổi tiếng được vận dụng thường xuyên trên thị trường.

3 Quy luật của phương pháp Wyckoff

3 quy luật của Wyckoff, có lẽ đã không qua xa lạ với nhiều nhà giao dịch lâu năm, chúng được gọi chung với tên “The Laws of Wyckoff”.

Cung và Cầu (Supply and Demand)

Quy luật này là nội dung chinh của phương pháp mà Wyckoff sử dụng để giao dịch và đầu tư, với mục đích giúp trader xác định được hướng đi của giá. Được diễn giải ngắn gọn như sau:

  • Cầu > Cung = Giá tăng
  • Cầu < Cung = Giá giảm
  • Cầu = Cung = Giá hầu như không đổi (biến động ít)

Trader có thể xem sự cân bằng của cung cầu thông qua việc so sánh giá và khối lượng giao dịch.

Nguyên nhân và Tác động (Cause and Effect)

Nguyên nhân và Tác động (Cause and Effect)

Tham khảo thêm:

Dựa vào quy luật này, trader có thể xác định mục tiêu giá dựa trên thời gian tích luỹ của chuyển động giá thông qua đồ thị Point & Figure. Quy luật này giúp nhà đầu tư dự đoán mức giá kì vọng bằng cách xác định mức độ tiềm năng của một xu hướng đang được hình thành từ nền tích lũy hoặc phân phối.

Có thể hiểu khi giá tích lũy (đi ngang) càng nhiều thì khi nó thoát ra khỏi vùng đi ngang đó, nó sẽ đi theo xu hướng càng mạnh.

Nỗ lực và Kết quả (Effort and Result)

Quy luật này giúp nhà đầu tư nhận ra sự cảnh báo sớm về một sự thay đổi xu hướng có thể xảy ra trong tương lai gần. Sự phân kỳ giữa giá và khối lượng thường cho thấy sự thay đổi theo xu hướng giá.

Ví dụ:

Nhiều nến có khối lượng giao dịch lớn (nỗ lực lớn) nhưng thân nến lại nhỏ sau 1 đợt tăng/giảm theo xu hướng, và giá không thể tạo đỉnh/đáy mới thì điều này gợi ra rằng các “ông lớn” đang chốt lệnh dần, dẫn đến dự báo có sự thay đổi về xu hướng

Sơ đồ Wyckoff

Trong các công trình của Wyckoff, sơ đồ giai đoạn tích lũy và giai đoạn phân phối có lẽ là các kết quả phổ biến nhất trong phạm vi cộng đồng tiền điện tử nói riêng và Forex nói chung. Những mô hình này chia các giai đoạn Tích lũy và Phân phối thành các giai đoạn nhỏ hơn, từ giai đoạn A đến giai đoạn E cùng với nhiều Sự kiện Wyckoff, được mô tả ngắn gọn dưới đây.

Sơ đồ giai đoạn tích lũy Wyckoff

Sơ đồ giai đoạn tích lũy Wyckoff

  • Giai đoạn A

Xu hướng giảm giá của thị trường bắt đầu chậm lại, lực bán ra giảm. Giai đoạn này thường được đánh dấu bằng sự gia tăng khối lượng giao dịch. Hỗ trợ sơ bộ (Preliminary Support) chỉ ra rằng thị trường xuất hiện một số lượng người mua, nhưng vẫn không đủ để ngăn chặn thị trường đi xuống.

Đỉnh bán (Selling Climax-SC) được hình thành bởi một hoạt động bán mạnh mẽ khi các nhà đầu tư bỏ cuộc. Đây thường là một điểm có độ biến động cao, trong đó việc bán ra do hoảng loạn tạo ra một thị trường dưới dạng đồ thị hình nến và bấc lớn. Thị trường nhanh chóng đi lên, hoặc hồi phục tự động (Automatic Rally-AR), do cầu nhanh chóng theo kịp cung. Nói chung, phạm vi giao dịch (TR) của Sơ đồ giai đoạn tích lũy được xác định bởi khoảng cách giữa đáy là điểm SC và đỉnh là điểm AR.

Như có thể thấy từ tên gọi của nó, thử nghiệm thứ cấp (Secondary Test-ST) xảy ra khi thị trường giảm xuống gần khu vực SC để thử nghiệm liệu xu hướng giảm giá đã thực sự kết thúc hay chưa. Tại thời điểm này, khối lượng giao dịch và biến động thị trường không lớn. Mặc dù ST thường tạo điểm đáy ở mức thấp hơn so với SC, nhưng điều này không phải luôn luôn như vậy.

  • Giai đoạn B

Giai đoạn B có thể được coi là Nguyên nhân dẫn đến Hệ quả, dựa vào Luật nguyên nhân và hệ quả của Wyckoff.

Giai đoạn B là giai đoạn hợp nhất, trong đó Người vận hành đằng sau tích lũy một số lượng tài sản lớn nhất. Trong giai đoạn này, thị trường có xu hướng thử nghiệm cả mức cầm cự và mức hỗ trợ của phạm vi giao dịch.

Có thể có nhiều Thử nghiệm thứ cấp (ST) trong Giai đoạn B. Trong một số trường hợp, chúng có thể tạo ra các đỉnh cao hơn (bẫy tăng giá) và đáy thấp hơn (bẫy giảm giá) so với các điểm SC và AR của Giai đoạn A.

  • Giai đoạn C

Một giai đoạn tích lũy C điển hình bao gồm một điểm được gọi là Nhảy vọt (spring). Đây thường là cái bẫy cuối cùng trước khi thị trường bắt đầu đạt đến các đáy ở mức cao hơn. Trong Giai đoạn C, người vận hành đằng sau đảm bảo rằng thị trường còn rất ít nguồn cung, tức là những nhà đầu tư nếu nắm giữ các tài sản đã bán ra.

Điểm nhảy vọt này thường phá vỡ các mức hỗ trợ để ngăn chặn các nhà giao dịch và đánh lừa nhà đầu tư. Đây có thể là một nỗ lực cuối cùng để mua cổ phiếu ở mức giá thấp hơn trước khi thị trường tăng giá trở lại. Đây là bẫy giảm giá để các nhà đầu tư bán lẻ bán ra các cổ phiếu của mình.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp, các mức hỗ trợ vẫn có hiệu quả và điểm nhảy vọt đơn giản là không xảy ra. Nói cách khác, có thể có các Sơ đồ tích lũy bao gồm tất cả các yếu tố khác nhưng không có điểm Nhảy vọt.Tuy nhiên, sơ đồ tổng thể vẫn tiếp tục có hiệu lực.

  • Giai đoạn D

Giai đoạn D thể hiện quá trình chuyển tiếp từ Nguyên nhân sang Hệ quả. Nó nằm giữa vùng tích lũy (Giai đoạn C) và sự phá vỡ phạm vi giao dịch (Giai đoạn E).

Thông thường, trong Giai đoạn D, thị trường có khối lượng giao dịch và biến động lớn. Nó thường có Sự hỗ trợ điểm gần nhất ((Last Point Support (LPS)), khiến thị trường giảm sâu hơn hơn trước khi tăng giá. LPS thường xuất hiện trước khi xảy ra sự phá vỡ các mức kháng cự, từ đó khiến thị trường đạt đến các mức giá cao hơn. Điều này cho thấy Các dấu hiệu sức mạnh (Signs of Strength-SOS), khi các mức kháng cự trước đó trở trước trở thành các mức hỗ trợ hoàn toàn mới.

Có thể có nhiều hơn một hỗ trợ điểm gần nhất (LPS) trong Giai đoạn D. Ở giai đoạn này khối lượng giao dịch thường tăng lên trong khi thử nghiệm các dòng hỗ trợ mới. Trong một số trường hợp, giá có thể tạo ra một vùng hợp nhất nhỏ trước khi có thể phá vỡ phạm vi giao dịch lớn hơn và chuyển sang Giai đoạn E.

  • Giai đoạn E

Giai đoạn E là giai đoạn cuối cùng của Sơ đồ giai đoạn tích lũy. Nó được đánh dấu bởi sự thoát ra rõ ràng khỏi phạm vi giao dịch do nhu cầu thị trường tăng. Đây là khi phạm vi giao dịch bị phá vỡ một cách hiệu quả và thị trường bắt đầu tăng giá.

Sơ đồ giai đoạn phân phối Wyckoff

Sơ đồ giai đoạn phân phối Wyckoff

Sơ đồ giai đoạn phân phối hoạt động theo hướng ngược lại với giai đoạn tích lũy và các biến động trong giai đoạn này được gọi tên bằng những thuật ngữ hơi khác biệt.

  • Giai đoạn A

Đây là giai đoạn đầu tiên, khi thị trường bắt đầu tăng chậm lại do cầu giảm. Nguồn cung sơ bộ (Preliminary Supply-PSY) cho thấy có một lực lượng người bán ra xuất hiện, mặc dù vẫn không đủ mạnh để ngăn chặn xu hướng tăng. Sau đó đỉnh mua vào (Buying Climax-BC) được hình thành bởi một lực mua mạnh. Điều này thường được gây ra bởi những nhà giao dịch thiếu kinh nghiệm và mua theo cảm tính.

Tiếp theo, sự tăng giá mạnh mẽ gây ra một phản ứng tự động (Automatic Reaction-AR), khi thị trường đáp ứng các nhu cầu mua vào. Nói cách khác, người vận hành đằng sau bắt đầu phân phối các cổ phiếu của mình cho những người tham gia vào thị trường muộn. Thử nghiệm thứ cấp (Secondary Test-ST) xảy ra khi thị trường xem xét lại khu vực BC, tạo ra một đỉnh cao hơn trên đồ thị.

  • Giai đoạn B

Giai đoạn B của giai đoạn Phân phối đóng vai trò là vùng hợp nhất (Nguyên nhân) diễn ra trước khi thị trường giảm giá (Hệ quả). Trong giai đoạn này, người vận hành đằng sau dần dần bán các tài sản của mình, đáp ứng các nhu cầu của thị trường và khiến các nhu cầu suy giảm.

Thông thường, các dải trên và dưới của phạm vi giao dịch được thử nghiệm nhiều lần, có thể bao gồm các bẫy giảm giá và tăng giá. Đôi khi, thị trường sẽ di chuyển trên mức kháng cự do BC tạo ra, dẫn đến một ST việc thị trường đi lên cũng có thể được gọi là Upthrust (UT).

  • Giai đoạn C

Trong một số trường hợp, thị trường sẽ đưa ra một bẫy tăng giá cuối cùng sau giai đoạn hợp nhất. Nó được gọi là UTAD hay Upthrust After Distribution (Tăng giá sau phân phối). Về cơ bản, nó trái ngược với Accumulation Spring (nhảy vọt ở giai đoạn tích lũy).

  • Giai đoạn D

Giai đoạn D của giai đoạn phân phối gần như là một hình ảnh phản chiếu của giai đoạn tích lũy. Nó thường có Last Point of Supply (LPSY) (Điểm cung cấp cuối cùng) ở giữa phạm vi, tạo một đỉnh thấp hơn trên đồ thị. Từ thời điểm này, các LPSY mới được tạo ra – xung quanh hoặc bên dưới vùng hỗ trợ. Một Sign of Weakness (SOW) (Dấu hiệu Điểm yếu rõ ràng) xuất hiện khi thị trường phá vỡ bên dưới các đường hỗ trợ.

  • Giai đoạn E

Giai đoạn cuối cùng của giai đoạn Phân phối đánh dấu sự khởi đầu của một xu hướng giảm giá, với sự phá vỡ rõ ràng dưới phạm vi giao dịch do cung áp đảo mạnh mẽ so với cầu.

Kết luận

Nhìn chung, phương pháp Wyckoff sẽ giúp nhà đầu tư suy nghĩ kỹ càng trước khi quyết định, nó giúp các nhà đầu tư có thể gia tăng cơ hội thành công, và giảm mức rủi ro thấp nhất. Nhưng các nhà giao dịch hãy luôn nhớ rằng, không có bất kỳ một phương pháp nào hiệu quả 100% khi giao dịch. Ngoài những kiến thức và thông tin cơ bản về phương pháp Wyckoff mà nhà giao dịch cần năm rõ, thì các trader cũng nên tìm hiểu thêm những phương pháp khác và theo dõi thông tin thị trường để đạt được những chiến lược có hiệu quả cao. Chúc bạn thành công.

[sc name=”internallink” ][/sc]