Thị trường đầu tư – Đối với một nhà đầu tư trước khi tham gia bất kỳ một giao dịch nào, bên cạnh những phương pháp và công cụ, họ còn cần quan tâm đến chỉ số, và một trong số đó là chỉ số ROA. Chỉ số ROA có khả năng giúp nhà đầu tư nhận định và có cái nhìn tổng quát về tình hình hoạt động, kinh doanh của một doanh nghiệp, dựa vào đó có thể đưa ra quyết định để đầu tư hay không. Bài viết hôm nay sẽ cùng các nhà đầu tư tìm hiểu về chỉ số ROA, và thử đánh giá xem chỉ số ROA bao nhiêu là tốt nhé.
Chỉ số ROA là gì?
[sc name=”internallink” ][/sc]
ROA (Return on Assets) là chỉ số để cập đến tỷ suất sinh lợi ròng trên vốn lưu động hay tỷ suất sinh lời trên tài sản. Chỉ số này sẽ giúp nhà đầu tư biết được doanh nghiệp đã bỏ ra bao nhiêu trên một đô la vốn cho hoạt động kinh doanh và thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế trong kỳ phân tích.
Mục đích của chỉ số ROA chính là phản ánh lợi nhuận của doanh nghiệp sau khi đáp ứng các nghĩa vụ đối với người cho vay nhà nước.
Cách tính chỉ số ROA
Chỉ số ROA được tính theo công thức sau:
Trong đó:
- Lợi nhuận sau thuế = Tổng thu – Tổng chi – Thuế TNDN. Lợi nhuận sau thuế được lấy từ báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
- Tổng tài sản là tổng trị giá tài sản của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo, bao gồm: tiền và các khoản tương đương tiền, đầu tư tài chính, các khoản phải thu, hàng tồn kho, tài sản cố định, bất động sản đầu tư, xây dựng cơ bản dở dang và tài sản khác. Tổng tài sản được thể hiện trong bảng cân đối kế toán.
- Đơn vị tính của ROA là %
Ví dụ:
Công ty X có lợi nhuận sau thuế năm 2021 là 3 tỷ đồng, tổng tài sản năm 2021 là 31 tỷ đồng.
=> ROA = Lợi nhuận sau thuế/ Tổng tài sản x 100% = 3 tỷ/30 tỷ x 100% = 9,67%.
Ý nghĩa của chỉ số ROA
Đối với lãnh đạo doanh nghiệp, nhà đầu tư và các ngân hàng cho vay, chỉ số ROA có ý nghĩa rất quan trọng. Cụ thể như sau:
- Đối với chủ doanh nghiệp
Nhà quản lý doanh nghiệp sẽ biết được số vốn bỏ ra để đầu tư và lợi nhuận ròng đem về là bao nhiêu, nhờ vào chỉ số ROA. Nếu chỉ số ROA càng cao chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng tài sản càng hiệu quả.
Chỉ số ROA cũng là cơ sở để doanh nghiệp đưa ra các quyết định kinh doanh. Khi so sánh chỉ số ROA giữa các thời kỳ hoặc so sánh với các doanh nghiệp có cùng quy mô trong cùng ngành. Nếu chỉ số ROA cao, doanh nghiệp sẽ tiếp tục duy trì chiến lược kinh doanh hiện tại, còn nếu ROA thấp lãnh đạo doanh nghiệp cần phải điều chỉnh chiến lược kinh doanh.
- Đối với các nhà đầu tư
Các nhà đầu tư sẽ sử dụng chỉ số ROA để lựa chọn cổ phiếu đầu tư. Khi so sánh chỉ số ROA của các doanh nghiệp trong cùng ngành, doanh nghiệp nào có ROA càng cao thì khả năng sinh lời càng tốt. Điều này đồng nghĩa với việc giá cổ phiếu sẽ cao hơn. Bên cạnh đó, nhà đầu tư cũng nên so sánh ROA của doanh nghiệp với chính nó trong quá khứ để biết doanh nghiệp đó có đang hoạt động tốt lên hay không.
- Đối với ngân hàng
Chỉ số ROA chính là bức tranh toàn cảnh về tình hình tài chính của doanh nghiệp. Ngân hàng sẽ dựa vào chỉ số này để đánh giá tình hình kinh doanh của doanh nghiệp và đưa ra quyết định có nên cho doanh nghiệp vay tiền hay không.
Chỉ số ROA bao nhiêu là tốt?
Muốn đánh giá chỉ số ROA bao nhiêu là tốt, nhà đầu tư cần xác định những yếu tố sau:
- Công ty đó đang hoạt động trong lĩnh vực nào
- So sánh chỉ số ROA các đối thủ cùng ngành
- So sánh chỉ số ROA với kết quả trong quá khứ
Thông qua công thức ROA, nhà đầu tư sẽ tính được tỷ số ROA – Khả năng sinh lời của tài sản. Với kết quả sau khi tính được, nhà đầu tư sẽ biết 1 đồng tài sản của doanh nghiệp tạo ra bao nhiêu lợi nhuận cho doanh nghiệp. Nếu ROA càng cao thì hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp càng lớn, hay nói cách khác, khả năng sinh lời của tài sản doanh nghiệp càng lớn.
Nhà đầu tư cũng cần so sánh ROA của kỳ này với kỳ trước, của thực tế với kế hoạch, của doanh nghiệp với trung bình ngành, trước khi đưa ra kết luận về ROA.
Ví dụ:
Thông qua chỉ tiêu trên Báo cáo tài chính bao gồm Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh và Bảng cân đối kế toán (Báo cáo tình hình tài chính) của Công ty X, nhà đầu tư tính được chỉ số ROA của công ty tại kỳ này là 8%, kỳ trước là 6% và xem chỉ tiêu ROA trung bình ngành (bạn có thể tham khảo chỉ tiêu này trên các website chứng khoán) là 6.5%. Khi đó có thể đánh giá rằng, khả năng sinh lời của tài sản kỳ này cao hơn kỳ trước, cho thấy doanh nghiệp sử dụng tài sản hiệu quả hơn. Với chỉ tiêu ROA kỳ này là 8% cho biết 1 đồng tài sản sẽ tạo ra 8% đồng lợi nhuận ròng. So với trung bình ngành thì công ty có sức sinh lời của tài sản tốt hơn mặt bằng chung của các công ty cùng ngành nghề.
Mối quan hệ giữa chỉ số ROE và ROA
Tham khảo thêm:
- Công cụ Fibonacci trong giao dịch Forex
- Phương pháp Wyckoff là gì – Cách vận dụng sơ đồ Wyckoff vào giao dịch
ROA và chỉ số ROE đều là những chỉ số quan trọng để đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. ROA và ROE có mối liên hệ mật thiết với nhau. Mối liên hệ giữa chỉ số ROE và ROA được thể hiện theo công thức sau:
Đòn bẩy tài chính = ROE/ROA= Tổng tài sản/Vốn chủ sở hữu
Công thức tính đòn bẩy tài chính là công cụ giúp các nhà lãnh đạo doanh nghiệp đánh giá chính xác được khả năng sử dụng vốn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.
Hệ số đòn bẩy tài chính thể hiện mối quan hệ giữa phần vốn được hình thành từ nợ vay và vốn chủ sở hữu.
- Nếu hệ số này cao chứng tỏ doanh nghiệp không chủ động trong hoạt động sản xuất kinh doanh mà đang sử dụng vốn vay bên ngoài để duy trì hoạt động kinh doanh.
- Ngược lại, nếu hệ số này thấp chứng tỏ doanh nghiệp đang sử dụng vốn chủ sở hữu để duy trì hoạt động kinh doanh và chủ động trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Một số lưu ý khi phân tích ROA
Khi tính toán, phân tích ROA nhà đầu tư cần lưu ý một số nội dung sau:
- Dữ liệu phân tích (sự đáng tin cậy của Báo cáo tài chính của doanh nghiệp).
- Lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp. Với các lĩnh vực kinh doanh khác nhau thì ROA được nhận định khác nhau.
- ROA có sự tăng trưởng qua các năm là tín hiệu tốt. Tuy nhiên nếu tăng giảm thất thường thì sẽ là lưu ý.
- Khi phân tích ROA thì cần phân tích cùng ROE, ROS và đòn bẩy tài chính để có cái nhìn toàn diện hơn.
Kết luận
Nhìn chung, chỉ số ROA là một trong những chỉ số quan trọng thường được các nhà đầu tư sử dụng. Tuy nhiên, các nhà đầu tư cũng cần lưu ý phân tích chỉ số ROA cùng các chỉ số liên quan để có cái nhìn tổng quát và toàn diện hơn trước khi tham gia đầu tư. Hy vọng, bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ về chỉ số ROA, đồng thời cũng đánh giá được ROA bao nhiêu là tốt, qua đó có thể vận dụng nó trong các chiến lược đầu tư của mình. Chúc bạn thành công.