Thitruongdautu.net – Các trader hiện nay đã dần quen với khái niệm về giao dịch CFD. Tuy nhiên, đối với những nhà đầu tư mới thì bản chất của CFD chưa chắc đã nắm được. Nếu bạn muốn hiểu rõ hơn về vấn đề này, hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp tất cả các thắc mắc liên quan đến CFD là gì? Ưu nhược điểm của giao dịch thị trường CFD,…. giúp mọi người có kiến thức rộng hơn khi tham gia vào thị trường này.
CFD là gì?
CFD là tên viết tắt của Contract For Difference, có thể hiểu theo nghĩa Việt Nam là Hợp Đồng Chênh Lệch. CFD là một công cụ tài chính cho phép chúng ta có thể giao dịch một loại tài sản mà không cần phải sở hữu nó.
Đúng như tên gọi, CFD là một bản hợp đồng giữa 2 bên mua và bán để thoả thuận về biến động của một loại tài sàn nào đó.
Các bên tham gia vào hợp đồng chênh lệch CFD là ai?
Hai bên tham gia hợp đồng chênh lệch CFD chính là Nhà giao dịch (Trader) và Tổ chức môi giới (Broker).
Khi nhà giao dịch và Tổ chức môi giới đồng ý với nhau một thoả thuận đầu cơ dựa trên giá trị của một tài sản mà không thực sự nắm giữ tài sản đó. Từ đây, hai bên sẽ hình thành một Hợp đồng chênh lệch CFD.
Sản phẩm được giao dịch trong thị trường CFD là gì?
Thị trường CFD cung cấp rất nhiều sản phẩm giao dịch như Forex, Cổ phiếu, Hàng hoá, Chỉ số chứng khoán, Tiền điện tử, …Tìm hiểu kỹ hơn từng sản phẩm ở dưới đây:
Giao dịch CFD Forex
Forex là nhóm sản phẩm được giao dịch cực kỳ nhiều tại thị trường CFD. Sản phẩm giao dịch là tỷ giá các cặp tiền tệ trên toàn cầu.
Một số cặp tiền được giao dịch nhiều nhất như: EUR/USD, GBP/USD, USD/JPY, USD/CHF, USD/CAD, AUD/USD, NZD/USD …
Giao dịch CFD Chỉ số chứng khoán
Chỉ số chứng khoán là một giá trị thống kê phản ánh các tình hình của thị trường cổ phiếu. Chỉ số này được tổng hợp từ danh mục các cổ phiếu theo một phương pháp tính nhất định. Các chỉ số chứng khoán được giao dịch phổ biến như US30 (Dow Jones), S&P500 (500 công ty vốn hoá lớn nhất NASDAQ hoặc NYSE), NAS100 (100 công ty lớn nhất sàn NASDAQ), DAX30 (Chỉ số chứng khoán Đức), …
Giao dịch CFD Hàng hóa và Kim loại quý
Ở đây giao dịch các sản phẩm kim loại quý có thể kể đến như: Vàng, Bạc, Platinum, Dầu thô WTI, Dầu Thô Brent…
Giao dịch CFD Cổ phiếu
Các loại cổ phiếu phổ biến được giao dịch nhiều hiện nay tại thị trường CFD như TSLA (Tesla), AAPL (Apple), FB (Facebook), GOOGL (Google), ZM (Zoom), AMZN (Amazon) …
Giao dịch CFD Tiền điện tử
Gần đây thì các sàn giao dịch lớn đều đã cho giao dịch CFD đối với những đồng tiền điện tử (cryptocurrency). Chúng ta có thể mua hoặc bán khống các đồng tiền này thay vì như trước kia sẽ giao dịch mua bán trên các trang Crypto Exchange (Binance, Huobi, Okex, …).
Tuỳ vào mỗi sàn môi giới khác nhau mà số lượng các đồng tiền điện tử được giao dịch sẽ khác nhau.
Giao dịch Ký quỹ CFD là gì?
CFD là công cụ giao dịch có sử dụng đòn bẩy. Tức là bạn chỉ cần ký quỹ một phần thay vì toàn bộ giá trị của hợp đồng giao dịch.
Tuỳ vào sản phẩm giao dịch và phụ thuộc vào sàn môi giới mà mức ký quỹ sẽ có những quy định khác nhau. Ký quỹ có thể được coi là một khoản ký gửi hay tài sản thế chấp cần để bạn mở một lệnh giao dịch hoặc giữ cho nó không bị đóng khi lệnh của bạn bị lỗ.
Tiền ký quỹ chỉ đơn giản là một phần tiền của trader mà nhà môi giới giữ cho giao dịch được mở và để đảm bảo rằng chúng ta có thể bù đắp tổn thất của giao dịch đó.
Lợi nhuận của giao dịch CFD
Lợi nhuận của giao dịch CFD được tính = chênh lệch giá x số lượng nắm giữ.
Khi chúng ta trừ đi các khoản phí giao dịch, lợi nhuận mà người chơi nhận được là sự chênh lệch giá của loại tài sản đó nhân với số lượng hợp đồng.
Một điều khác giữa giao dịch CFD so với những giao dịch truyền thống đó là bạn có thể kiếm được lợi nhuận khi tài sản giảm giá, bằng cách thực hiện một lệnh bán khống tài sản đó trong thị trường CFD.
Cách để bắt đầu tham gia giao dịch CFD
Chỉ cần với số vốn nhỏ hoặc thậm chí không cần vốn thì bạn cũng có thể bắt đầu tìm hiểu về giao dịch CFD bằng tài khoản demo.
Chọn nền tảng giao dịch CFD
Hiện nay các sàn môi giới CFD luôn cung cấp nhiều nền tảng giao dịch khác nhau tuỳ theo nhu cầu của mỗi khách hàng. Các nền tảng phổ biến xuất hiện ở nhiều sàn có thể kể đến như MT4, MT5, cTrader, webtrader…
Chọn sản phẩm giao dịch phù hợp
Như đã nói ở trên, tại CFD có rất nhiều sản phẩm để bạn lựa chọn giao dịch tuỳ theo thế mạnh hay sở thích của bạn như: Forex, Kim loại quý (Vàng, Bạc …), Cổ phiếu, Hàng hoá, Chỉ số chứng khoán, Tiền điện tử
Giao dịch CFD theo chiến lược của bạn
Khi bạn dự đoán giá tài sản đó sẽ tăng lên, bạn mở một vị thế mua (Long/Buy). Ngược lại khi bạn dự đoán giá tài sản đó sẽ giảm xuống, bạn mở một vị thế bán (Short/Sell). Để nâng cao được kiến thức của mình, mọi người nên tham khảo thêm những bài viết cung cấp thông tin chính xác, cần thiết khác tại trang web của chúng tôi.
Ưu điểm của thị trường CFD
Giao dịch CFD có rất nhiều ưu điểm vượt trội mà giao dịch truyền thống chưa thể có được. Đây cũng chính là lý do khiến thị trường CFD là thị trường sôi động nhất hiện nay. Cùng nhau điểm qua một số ưu điểm của thị trường này như:
- Giao dịch CFD không cần sở hữu tài sản thực
- Giao dịch CFD có thể kiếm lợi nhuận hai chiều
- Giao dịch CFD có chi phí thấp
- Giao dịch CFD có thanh khoản cực nhanh
- Giao dịch CFD sử dụng đòn bẩy lớn
Tuy nhiên, ở thị trường này vẫn tồn tại một nhược điểm mà người chơi cần lưu ý chính là việc thua lỗ nhanh chóng vì giao dịch CFD đòn bẩy lớn. Nếu sử dụng đòn bẩy hợp lý, đó là một ưu điểm lớn. Nhưng nếu sử dụng đòn bẩy lớn mà nhưng không thực sự hiểu nó sẽ dẫn đến một khoản thua lỗ lớn một cách nhanh chóng.
Chi phí giao dịch tại thị trường CFD
Cũng như những thị trường khác, để có thể hoạt động “mua bán” diễn ra thì bắt buộc phải có các loại chi phí giao dịch nhất định. Tại thị trường CFD bao gồm một số chi phí như:
- Phí nạp rút của Broker CFD
- Phí chênh lệch (spread)
- Phí hoa hồng môi giới (commission)
- Phí qua đêm (swap)
Trên đây là chi tiết về thị trường CFD mà chúng tôi muốn thông tin đến người chơi. Hy vọng đây sẽ là kiến thức bổ ích dành cho mọi người, chúc các trader sẽ thành công hơn trong quá trình tham gia tại thị trường CFD này nhé.