Số dư đóng băng khiến chủ tài khoản không thể thực hiện các giao dịch bằng tài khoản của mình. Vậy số dư đóng băng là gì và làm sao để khắc phục tình trạng này? Hãy đón xem câu trả lời ngay trong bài viết dưới đây của chúng tôi.
Số dư đóng băng là gì?
Số dư đóng băng là cụm từ ám chỉ tình trạng một phần hoặc tất cả số dư tài khoản bị chặn không thể sử dụng. Khi số dư bị đóng băng, bạn không thể rút tiền hay thực hiện bất cứ giao dịch nào.

Số dư đóng băng làm gián đoạn giao dịch
Nguyên nhân số dư đóng băng
Có rất nhiều lý do làm cho số dư bị đóng băng bất ngờ và dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến:
👉 Lệnh phong tỏa từ ngân hàng: Ngân hàng có quyền quyết định đóng băng số dư tài khoản của khách hàng nếu nghi ngờ khách hàng có hành động gian lận, vi phạm điều khoản quy định hoặc bảo vệ tài khoản.
👉 Theo quy định pháp luật: Trong một số trường hợp, tòa án có thể yêu cầu ngân hàng đóng băng số dư tài khoản của các bạn. Bạn có thể gặp phải tình huống này nếu đang vướng phải một cuộc tranh chấp pháp lý hoặc nhận được yêu cầu từ cơ quan chức năng có thẩm quyền.
👉 Chính sách bảo mật của ngân hàng: Hiện nay, một số ngân hàng đã áp dụng chính sách nghiêm ngặt nhằm bảo vệ sự an toàn cho tài khoản của khách hàng. Khi phát hiện giao dịch bất thường hoặc nhận thấy nguy cơ xâm phạm tài khoản thì số dư có thể bị đóng băng để đảm bảo an toàn.
Số dư đóng băng làm gián đoạn giao dịch hoặc các hành động rút tiền, chuyển khoản cho tới khi được gỡ bỏ lệnh đóng băng. Để giải quyết tình huống này, bạn nên liên hệ với ngân hàng ngay lập tức để được hỗ trợ.
Tài khoản đóng băng là gì?
Khá giống với khái niệm số dư đóng băng, tài khoản đóng băng là tình trạng mà chủ tài khoản không thể giao dịch bằng tài khoản của mình. Cụ thể, chủ tài khoản không thể chuyển khoản đến tài khoản khác, rút tiền từ tài khoản ngân hàng hay thanh toán hóa đơn bằng tài khoản đó.
Đặc điểm của tài khoản đóng băng
Khi tài khoản bị đóng băng, ngân hàng sẽ không cho pháp các giao dịch ghi nợ. Điều này đồng nghĩa với việc chủ tài khoản không thể chuyển khoản, rút tiền, trả tiền hóa đơn nhưng vẫn có thể gửi tiền vào tài khoản ngân hàng của mình.

Không thể thanh toán khi tài khoản đóng băng
Quy trình giải quyết các trường hợp đóng băng tài khoản phụ thuộc đáng kể vào sự can thiệp hoặc quyết định từ cơ quan chức năng. Vậy nên chủ tài khoản cần phải liên hệ trực tiếp với ngân hàng trong thời gian sớm nhất để tìm hiểu quy trình cũng như yêu cầu của họ.
Nguyên nhân tài khoản bị đóng băng
Tài khoản bị đóng băng có thể do một trong những nguyên nhân dưới đây:
⚠ Nghi ngờ gian lận: Ngân hàng có quyền đóng băng tài khoản nếu nghi ngờ người dùng có hành vi gian lận, vi phạm quy định của ngân hàng.
⚠ Tranh chấp pháp lý: Nếu chủ tài khoản vướng vào một vụ tranh chấp nào đó thì tài khoản ngân hàng rất có nguy cơ bị đóng băng.
⚠ Vi phạm chính sách: Trước khi mở thẻ, ngân hàng đã đưa ra hệ thống điều khoản và các chính sách đi kèm. Nếu chủ tài khoản vi phạm thì tài khoản sẽ bị đóng băng nhằm đảm bảo lợi ích của ngân hàng và các chủ thể liên quan.

Tài khoản đóng băng khi bị nghi ngờ gian lận
Cách khắc phục số dư, tài khoản đóng băng
Cách khắc phục số dư bị đóng băng
Nếu phát hiện số dư tài khoản đang bị đóng băng, bạn cần phải thực hiện các bước như sau:
👉 Liên hệ ngay với ngân hàng: Cần thông báo luôn với ngân hàng để được hướng dẫn cách xử lý.
👉 Xác minh thông tin: Cung cấp và xác minh thông tin liên quan về tài khoản ngân hàng của mình. Ngân hàng có thể yêu cầu bạn nộp CCCD/CMND, điền mẫu kê khai hoặc cung cấp tài liệu.
👉 Tham gia giải quyết: Lúc này, bạn cần thực hiện theo những gì mà ngân hàng hướng dẫn để giải quyết nhanh chóng.
👉 Giải quyết: Sau khi tiếp nhận thông tin và nhận được sự hợp tác từ bạn, ngân hàng sẽ tiến hành xem xét và xử lý tình trạng tài khoản. Họ sẽ xác định nguyên nhân làm cho số dư bị đóng băng và tìm hướng giải quyết.

Liên hệ ngân hàng để xử lý số dư đóng băng
Cách mở tài khoản bị đóng băng
Để mở lại tài khoản bị đóng băng của mình, bạn cần thực hiện các bước gồm:
👉 Liên hệ ngân hàng: Tới phòng giao dịch gần nhất để thông báo cho nhân viên ngân hàng về tình trạng của tài khoản.
👉 Xác minh thông tin: Ngân hàng sẽ yêu cầu bạn cung cấp và xác thực thông tin liên quan đến tài khoản mình bằng mẫu kê khai.
👉 Thanh toán các khoản nợ (nếu có): Nợ quá nhiều cũng có thể làm cho tài khoản bị đóng băng nên nếu muốn mở lại thì trước tiên bạn cần thanh toán hết nợ.
👉 Chờ ngân hàng xử lý: Sau khi tiếp nhận yêu cầu và thông tin do bạn cung cấp, ngân hàng sẽ xử lý trong thời gian nhanh nhất có thể. Hãy chờ đợi thông báo từ ngân hàng, không nên tự hành động để tránh rủi ro.
Vừa rồi là những thông tin giải đáp cho câu hỏi số dư đóng băng là gì và cách xử lý khi số dư/tài khoản bị đóng băng hiệu quả nhất. Hy vọng bài viết của chúng tôi giúp bạn có trải nghiệm tốt hơn khi sử dụng tài khoản ngân hàng.